Kinh nghiệm sửa nhà vừa bền đẹp và tiết kiệm là điều luôn được quan tâm ngay cả khi bạn đã sửa căn nhà thứ 2. Bởi lẻ một căn nhà bền đẹp là khi nó được xem xét đến các yếu tố về tính hài hòa, cân đối về kiến trúc và không gian chung. Sự dung hòa giữa bộ phận cũ với cái mới là điều quan trọng nhằm mang lại công năng và tiện ích sử dụng của căn nhà.
Bài viết sau xây dựng Dea chia sẻ đến khách hàng những kinh nghiệm sửa nhà một cách cụ thể và chi tiết. Từ đó bạn có thể dễ dàng định hướng và tìm kiếm cho mình giải pháp trọn vẹn cũng như tìm nhà thầu sửa nhà hợp lý.
Nội dung chính
1. Các loại hình thái sửa chữa nhà
– Công việc sửa chữa nhà ở có thể đơn giản như thay đổi màu sơn, thay trần nhà hay có chút khó khăn khi cải tạo nâng cấp lại. Các loại hình thái sửa chữa nhà sau đây.
- Sửa chữa và duy trì để sử dụng khi căn nhà của bạn có những hư hỏng nhẹ như nứt tường, nứt sàn, thấm dột, rò rỉ nước, bong tróc sơn hoặc các hư hỏng nhẹ khác.
- Cải tạo và nâng cấp khi căn nhà của bạn đã cũ kỹ theo thời gian, lỗi thời và bạn muốn tân trang lại hay thiết kế lại nội thất. Hoặc bạn có nhu cầu nâng thêm tầng và thêm công năng cho mục đích sử dụng thì cần nâng cấp thêm cho căn nhà của mình.
- Xây dựng mới lại khi căn nhà bạn đã quá cũ kỹ hoặc xuống cấp trầm trọng mà chi phí sửa chữa có khi gần bằng với chi phí xây mới. Hoặc bạn muốn nâng cấp toàn bộ kết cấu căn nhà.
– Tóm lại, dù là hình thái sửa nhà thế nào thì điều bạn cần chính là căn nhà đầy đủ công năng, bố cục hài hòa hợp lý và mang tính hữu dụng.
– Ngoài ra nếu bạn sửa chữa lớn như nâng thêm tầng, tháo dỡ và cải tạo toàn bộ không gian thì đây là những việc cần đến chuyên môn, kinh nghiệm và cả chất lượng tay nghề của người thợ.
2. Cần lên kế hoạch về công năng sử dụng cho căn nhà
– Một điều bất biến xưa nay là làm việc gì nếu có kế hoạch cụ thể từ trước thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều. Tại sao khi cải tạo một căn nhà quan trọng như vậy bạn lại không chuẩn bị một kế hoạch rõ ràng. Có những căn nhà đã xây lên lại chưa vừa ý và phải chỉnh sửa lại phần nào là do chưa lập kế hoạch cụ thể.
– Vậy lên kế hoạch là gì? gồm những lưu ý sau đây:
- Quy mô cải tạo sửa chữa: đó là bạn dự định sẽ sửa chữa nhỏ hay cải tạo lớn. Công việc chỉ lăn sơn lại tường, thay trần hay cải tạo không gian, nâng tầng, gia cố nền nhà v.v.
- Mục đích sử dụng sau khi cải tạo: xét về kinh tế thì bạn cải tạo để ở, để bán hay cho thuê. Đây là bước quan trọng quyết định đến phương án và chi phí dành cho việc sửa chữa.
- Công năng căn nhà sau khi cải tạo: theo đó căn nhà sẽ được bố cục không gian như thế nào, lối đi và giao thông trong căn nhà ra làm sao? Bộ phận không gian nào cần tháo bỏ hay giữ lại, chổ nào được xây mới v.v. Tóm lại bạn là người quyết định công năng sử dụng cho căn nhà.
- Thời gian sửa chữa và bắt đầu sửa chữa khi nào?
- Kế hoạch tìm nhà thầu thi công, dự toán báo giá sửa nhà trọn gói hết bao nhiêu.
- Lập bản vẽ thi công sửa nhà nếu cần thiết.
3. Bản vẽ thi công sửa chữa nhà có cần không?
Theo kinh nghiệm sửa nhà, nếu bạn sửa chữa với mức độ vừa đến cải tạo lớn thì nên chuẩn bị bộ bản vẽ thi công sẽ có những thuận lợi sau đây.
– Hạn chế đáng kể việc phát sinh mà hầu hết các công trình sửa chữa hay gặp. Một bản vẽ thiết kế có sẵn sẽ tránh việc đập bỏ thay thế làm đi làm lại vừa tốn thời gian và lãng phí không nhỏ.
– Bản vẽ thi công chính là thước đo và khuôn mẫu ưng ý nhất về căn nhà để triển khai thi công. Ngoài ra việc có bản vẽ sẽ giúp rút ngắn thời gian thi công.
– Về bản vẽ, thông thường thì Nhà thầu thi công sẽ hỗ trợ miễn phí bản vẽ và bảng báo giá thi công trọn gói đi kèm cho bạn luôn nhé.
4. Dự toán kinh phí sửa nhà
– Rõ ràng là làm việc gì nếu có kế hoạch trước vẫn tốt hơn nhiều. Kinh phí là một vấn đề lớn quyết định đến sự thành công của công việc sửa nhà. Kinh nghiệm sửa nhà cho thấy nếu bạn đã chuẩn bị khoản ngân sách cùng với những dự định trước sẽ giúp bạn kiểm soát tốt ngân sách.
– Việc sửa chữa nhà ở thường không tránh khỏi phát sinh nho nhỏ do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định. Ngân sách dành cho dự toán báo giá sửa nhà trọn gói thường nằm trong khả năng tài chính hoặc chút ít dư hơn 5-10% so với dự toán sửa chữa cho trường hợp chú quan khác như thêm đầu việc v.v.
– Dự toán sửa nhà từ đâu?
- Đơn vị thi công sửa nhà sẽ hỗ trợ bạn bản vẽ thiết kế và kèm với dự toán chi phí. Bạn cũng có thể tự dự trù kinh phí như sau:
- Với căn nhà sửa chữa đủ lớn hầu như toàn bộ diện tích sàn nhà, chi phí sửa chữa trung bình mỗi 1m2 tầm khoảng 2.2 triệu –> 2.5 triệu tương ứng với vị trí sửa chữa.
- Với nhà sửa chữa vừa phải và không toàn bộ diện tích sàn nhà, chi phí sửa chữa trung bình mỗi 1m2 tầm khoảng 1.6 triệu –> 1.8 triệu là hợp lý.
- Cải tạo và sửa nhỏ thì tính theo thực tế, vị trí sửa chữa. (sơn tường, đóng trần, lát ốp gạch, chống thấm..)
5. Giấy phép thi công sửa chữa
– Đối với sửa căn hộ chung cư, việc quản lý dân cư và sửa chữa trong căn hộ do ban quản lý tòa nhà điều hành. Do đó khi sửa căn hộ thì ban quản lý sẽ xem xét và duyệt phương án sửa chữa.
– Thường với căn hộ thì việc sửa chữa sẽ có giới hạn nhất định tùy quy định mỗi tòa nhà. Các hạng mục sửa chữa như đập một ít tường ngăn, phân chia lại không gian, sơn nước và nội thất v.v. Sửa chữa không tác động đến kết cấu tòa nhà, không gây trở ngại cho phòng cháy chữa cháy.
– Còn đối với nhà phố bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc sửa chữa cải tạo nhà cũ. Tùy mức độ sửa nhà mà có thể cần đến giấy phép thi công sửa chữa hay không. (kinh nghiệm sửa nhà hcm)
- Các trường hợp cải tạo như sơn tường, thay trần, ốp lát gạch, vách ngăn.. thì không cần xin phép. Nếu có thay đổi mặt tiền thì báo cáo đến cơ quan UBND cấp phường.
- Các trường hợp cải tạo nâng tầng, thay đổi kết cấu, sửa mặt tiền quá tỷ lệ 50% sẽ cần xin phép xây dựng từ UBND Quận.
6. Nhà thầu thi công sửa nhà
– Nếu bạn sửa chữa không nhỏ, để sửa nhà đẹp, bền và tiết kiệm hơn nên có nhà thầu thi công sửa chữa chuyên nghiệp. Lợi ích là họ lên dự toán sửa nhà, hỗ trợ bản vẽ, xin phép thi công nếu cần. Điều quan trọng là hạn chế phát sinh và thêm công việc bảo hành công trình về sau.
– Nếu nhà bị thấm dột, xuống cấp cần cải tạo lại thì khuyên bạn nên có đơn vị thi công để xử lý kỹ thuật tốt hơn. (DEA đã có kinh nghiệm sửa nhà hcm với hàng loạt công trình lớn nhỏ)
– Lưu ý khi chọn nhà thầu thi công sửa nhà: kinh nghiệm sửa nhà cho thấy việc chọn nhà thầu thi công uy tín và kinh nghiệm đóng góp hơn 80% sự thành công, giúp căn nhà đảm bảo chất lượng và tiến độ cần thiết.
- Nhà thầu có kinh nghiệm sẽ dự báo đầy đủ các chi phí sửa chữa căn nhà ngay từ ban đầu hạn chế các phát sinh về sau.
- Có kế hoạch thi công, bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa nhà ở rõ ràng.
- Có kế hoạch bảo quản vật tư và thiết bị trong suốt quá trình thi công để tránh các hư hỏng xảy ra.
- Tư vấn cho chủ nhà việc sử dụng vật tư thiết bị sao cho hợp lý, tiết kiệm và phù hợp với mục đích sử dụng.
7. Những lưu ý về kỹ thuật thi công khi sữa chữa nhà ở
7.1. An toàn trong công tác tháo dỡ, sửa chữa nhà ở
– Đảm bảo an toàn và trình tự trong thi công tháo dỡ. Bộ phận, cấu kiện tựa bên trên sẽ được tháo trước, cấu kiện nâng đỡ bên dưới tháo sau. Tháo từ bên trên tháo xuống để giảm tải cho căn nhà.
– Kiểm tra điều kiện thi công, tình trạng sử dụng của căn nhà trước khi tháo dỡ.
– Trong khi tháo dỡ phải che chắn cách ly khu vực thi công với khu vực khác.
7.2. Lưu ý về việc sử dụng vật liệu trong sửa chữa nhà ở
– Ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ để giảm tải trọng cho công trình. Các vật liệu nhẹ được sử dụng như vách ngăn nhôm kính, vách kính, vách thạch cao, vách gỗ, gạch nhẹ bằng đất nung chưng cất AAC, xây tường gạch dày 10cm v.v.
– Hạn chế xây tường với mật độ quá nhiều trên sàn với các ô sàn kích thước lớn. Nhất là đối với các công trình cải tạo nhà cũ thì càng không nên.
7.3. Vết nứt tường và cách sửa nhà đẹp
– Các vết nứt tường đều nói lên nguyên nhân của nó. Với vết rạn nứt tường chân chim, không có hình dạng rõ ràng thì có thể cắt vữa ra tô trát lại hoặc trám trét bột trét tường.
– Tường có vết nứt hình chữ A hoặc chữa V một đường rất dài thì có thể do nguyên nhân lún cột, sự kéo nén của dầm bê tông v.v.
7.4. Nền, trần nhà bị thấm dột
– Tất cả trường hợp thấm đều được kiểm tra rò rỉ đường ống nước trước tiên. Cần xem ống nước thoát có bị ngặc hay đường kính ống có bị nhỏ khiến nước thoát không kịp cũng là nguyên nhân.
– Thường gặp nhất là nền nhà vệ sinh bị thấm dột xuống bên dưới, nước mao dẫn đến nhiều vị trí tường chẳng hạn như tường phòng khách bên dưới. (rất hay gặp ở các công trình sửa nhà chung cư)
– Trường hợp ống nước ổn không bị rò rỉ nước thì nguyên nhân là lớp vữa và lớp chống thấm của sàn bị hỏng mất tác dụng chống thấm. Tháo dỡ toàn bộ nền ra đến lớp bê tông sàn để làm lại nền. Lưu ý các trường hợp nền thấm nghiệm trọng mà không tháo nền cũ và độn thêm nền lên trên thường không có tác dụng mấy vì lớp bên dưới đã đầy nước và bị mục.
– Sàn nền ban công bị thấm xuống tường phòng khách, cách chống thấm cũng tương tự sàn WC. Cần chống thấm triệt để một lần để đỡ tốn kém và tốn công sửa nhiều lần.
7.5. Khoan cắt đục tường
Cần chú ý khi khoan cắt và đục tường, ngắt nguồn điện vị trí sửa trước khi cắt phá tường. Tham khảo sơ đồ đi điện nước của căn nhà hoặc căn hộ nếu có khi cần thiết.
8. An toàn lao động trong thi công
– Trong suốt quá trình thi công cần đảm bảo an toàn lao động, an toàn bên thứ 3. Có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng vật tư thiết bị thường xuyên tránh bị hư hỏng, cần có kho lưu dữ vật tư với những vật tư cần che nắng che mưa.
– Che chắn phạm vị công trình thi công, có biển báo hiệu, biển báo công trình, biển cảnh báo.
9. Bản vẽ hoàn công sửa chữa nhà ở
– Hoàn công là cập nhật những thay đổi sửa chữa căn nhà vào sổ đỏ mục đích để ghi nhận tài sản và nhà gắn liền trên đất được nhà nước công nhận.
– Nếu bạn chỉ sửa chữa nhỏ như sơn nước, thay trần v.v. thì không cần hoàn công. Nhưng với sửa chữa nhiều như nâng tầng, cải tạo không gian và tăng thêm phòng thì việc hoàn công có lợi là tăng giá trị của đất và căn nhà sau này.
– Hồ sơ hoàn công sửa chữa nhà ở nộp tại UBND quận gồm: bản vẽ hoàn công, giấy tờ đất hay chứng nhận chủ quyền, CMND.
Lời kết
Việc sửa chữa nhà ở, cải tạo nhà cũ chưa bao giờ là đơn giản nếu xét về tính kinh tế, bền đẹp, tiết kiệm và tiện nghi. Trên đây là những thông tin tóm tắt ngắn gọn được DEA trích lọc từ kinh nghiệm sửa nhà lâu nay cũng như sửa nhà hcm.
Mong bạn sớm hoàn thành căn nhà mơ ước của mình. Nếu bạn cần thêm tư vấn sửa nhà đẹp, sửa chữa nhà ở, dự toán sửa nhà, báo giá sửa nhà hay kinh nghiệm sửa nhà vui lòng liên hệ chúng tôi. Luôn hỗ trợ bạn với tinh thần cao nhất. Chúc bạn thành công!
Hotline 0931 4050 68 – Mail: xaydungdea@gmail.com
Bài liên quan
- Kinh nghiệm xây nhà trọn gói
- Chi phí xây nhà 2 tầng 70m2
- Dự toán nhà phố
- Xem thêm kinh nghiệm sửa nhà từ A-Z
Tác giả
Xây Dựng DEA
Rất hay! kinh nghiệm sửa nhà đầy đủ và chi tiết cho người sửa nhà. Tôi sẽ liên hệ công ty và giới thiệu người thân tham khảo khi sửa nhà.
Nhờ công ty tư vấn và báo giá sửa nhà cho mình, hiện căn nhà mình bị thấm nước khu vực sàn nhà vệ sinh xuống dưới trần của phòng khách rất khó chịu với các mảng trần bị ố vàng. Mình cảm ơn.
Cần tư vấn cải tạo sửa nhà nâng tầng quận Tân Bình
Mình cần sửa nhà 3 tầng HCM nhưng chưa có kinh nghiệm sửa nhà, nhờ A/C tư vấn cách sử nhà và thi công sao cho thuận tiện nhất. Xin cảm ơn.
Tôi cần tư vấn chi phí sửa nhà, nếu cải tạo nhà cấp 4 lên thêm 2 tầng lầu thì chi phí sửa nhà trọn gói là bao nhiêu nhờ công ty tư vấn giúp? Diện tích nhà tôi 4x16m. Tôi cảm ơn.