Diện Tích Thông Thủy, Diện Tích Tim Tường?

Diện tích thông thủy và diện tích tim tường là những khái niệm hay gặp liên quan đến diện tích căn hộ. Hiểu kỹ những loại diện tích này giúp bạn xác định đúng công năng sử dụng của căn hộ.

1. Diện tích thông thủy?

+ Thông thủy là nói đến sự lưu thông, sự chảy của dòng nước. Do đó diện tích thông thủy có thể được hiểu là phần diện tích mà nước có thể chảy qua được.

+ Diện tích thông thủy còn được hiểu là diện tích sử dụng của căn hộ được giới hạn bởi mép trong của tường bao ngăn cách giữa các căn hộ với nhau.

+ Vì là diện tích sử dụng nên diện tích thông thủy sẽ bao gồm diện tích để ở và ban công. Không bao gồm các diện tích không sử dụng khác như cột bê tông tòa nhà, hộp kỹ thuật chưa ống điện nước, tường ngăn cách căn hộ với nhau.

Diện tích thông thủy = (diện tích ở) + (diện tích tường ngăn phòng bên trong) + (diện tích ban công, logia)

diện tích thông thủy của căn hộ
(1) Các phần diện tích để xây hộp kỹ thuật trong căn hộ không tính vào diện tích thông thủy. Vì theo định nghĩa diện tích này không là diện tích ở. (2) Nhưng nó được tính vào diện tích tim tường. (3) Trên hình diện tích khoăn tròn là diện tích không tính vào diện tích thông thủy.
Diện tích thông thủy
Văn phòng làm việc

2. Diện tích tim tường?

+ Diện tích tim tường là cách tính diện tích đo từ tim tường bao bên này đến tim tường bao bên kia của căn hộ. Diện tích tim tường bao gồm cả diện tích tường ngăn cách căn hộ và phần diện tích sàn có xây hộp kỹ thuật bên trên.

+ Diện tích tim tường còn được gọi là diện tích sàn xây dựng của căn hộ.

Diện tích tim tường = (diện tích thông thủy) + (diện tích tường bao ngăn chia căn hộ) + (diện tích phần sàn có hộp kỹ thuật bên trên)

3. Hiểu nhầm thường gặp về diện tích thông thủy

+ Diện tích thông thủy đôi khi dễ bị nhầm lẫn với diện tích tim tường. Cách phân biệt cũng khá dễ nếu ta biết được ý nghĩa của 2 loại diện tích này.

+ Khi nói đến diện tích của căn hộ ta chỉ cần nhớ đủ 2 loại diện tích này, đó là diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Và điều quan trọng là diện tích thông thủy luôn nhỏ hơn diện tích tim tường vì diện tích thông thủy không tính đến phần diện tích không sử dụng được như cột bê tông tòa nhà, hộp kỹ thuật điện nước.

+ Diện tích thông thủy có ý nghĩa nói về công năng sửa dụng của căn hộ. Còn diện tích tim tường là diện tích sàn xây dựng của căn hộ.

+ Một vấn đề nữa khi mua căn hộ cần phân biệt 2 loại diện tích này, vì nếu nhầm lẫn sẽ có sự chênh lệch không nhỏ về giá mua bán của căn hộ. Nếu khi mua căn hộ mà hiểu nhầm diện tích tim tường qua diện tích thông thủy thì vô tình sẽ có lợi cho người bán căn hộ và thiệt cho người mua. Bởi vì giá bán căn hộ tính theo m2 nhân với diện tích thông thủy chứ không phải diện tích tim tường.

+ Khi thông tư 16/2010/TT-BXD vẫn còn hiệu lực, luật cho phép chủ đầu tư được chọn một trong 2 cách tính diện tích này để dùng trong hợp đồng mua bán căn hộ. Điều này dẫn tới rất nhiều tranh luận giữa chủ đầu tư bán căn hộ và người mua nhà. Chủ đầu tư thì muốn căn hộ nhiều diện tích nên tính theo diện tích tim tường. Do đó mà giá có cạnh tranh hơn xíu nhưng thực chất thì giá giảm do diện tích tăng nên bản chất vẫn là một. Người mua nhà thệt cả đôi đường về diện tích sử dụng căn hộ và các chi phí quản lý căn hộ về sau.

+ Luật nhà ở 2014 đã điều chỉnh, diện tích sử dụng của căn hộ chỉ còn được tính theo kích thước thông thủy. Đây cũng là tạo ra sự thống nhất chung đỡ nhọc nhằn và cũng hợp lý cho cả bên mua và bán căn hộ. Cách tính này đảm bảo quyền lợi cho người mua về diện tích thực tế của căn hộ. Đồng thời giảm chi phí quản lý căn hộ về sau.

Bài liên quan

  • Leave Comments